📚 Kho tài nguyên độc quyền

Tài nguyên thành viên

Truy cập các tài liệu chuyên sâu, hướng dẫn chi tiết và tài nguyên nghiên cứu độc quyền dành riêng cho thành viên mạng lưới.

Chỉ dành cho thành viên

Danh mục tài nguyên

Tìm kiếm tài liệu theo chuyên mục để dễ dàng truy cập nội dung phù hợp

Tất cả

Toàn bộ tài nguyên

Hướng dẫn

Hướng dẫn chi tiết các quy trình

Mẫu biểu

Templates và forms chuẩn

Nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu và báo cáo

Quy định

Quy định và chính sách

Tất cả tài liệu (16)

Đã xác thực và kiểm duyệt
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: AutoCAD
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: AutoCAD

I. Mục đích sử dụng. AutoCAD là một phần mềm thiết kế (CAD) được phát triển bởi Autodesk. Nó là một công cụ mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi cho việc tạo ra bản vẽ kỹ thuật 2D và mô hình 3D trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm kiến trúc, cơ khí, … Autodesk có cung cấp bản dùng thử miễn phí một năm các sản phẩm và dịch vụ của họ, bao gồm cả AutoCAD cho sinh viên và giảng viên. Bản dùng thử có thể được gia hạn miễn là người dùng vẫn đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện. Để tận dụng ưu đãi này, sinh viên và giảng viên cần truy cập trang web Autodesk Education và đăng ký tài khoản bằng địa chỉ email có đuôi .edu. Sau khi tài khoản được xác minh, người dùng có thể tải xuống và cài đặt AutoCAD. II. Hướng dẫn sử dụng Cài đặt: Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm “autodesk.com” trên thanh tìm kiếm. Bước 2: Sau khi vào trang web, chọn Products->AutoCAD->Download free trial->Education->chọn AutoCAD->chọn Student Bước 3: Người dùng xác nhận thông tin sinh viên của mình (sử dụng mail .edu) để được sử dụng phiên bản dành cho sinh viên. Bước 4: Vào outlook, xác nhận thông tin tài khoản rồi quay lại web autodesk tải AutoCAD. Làm quen giao diện AutoCAD: Bao gồm nhiều thành phần quan trọng giúp tạo và chỉnh sửa bản vẽ: Ribbon: Nằm ở phía trên cùng của cửa sổ ứng dụng, Ribbon chứa các tab khác nhau (ví dụ: Home, Insert, Annotate, Modify) và mỗi tab lại chứa các panel nhóm các lệnh và công cụ liên quan. Quick Access Toolbar: nằm phía trên hoặc phía dưới Ribbon, thanh công cụ này cung cấp truy cập nhanh đến các lệnh thường dùng như Save, Open, Undo và Redo. Bạn có thể tùy chỉnh thanh công cụ này để thêm hoặc xóa các lệnh theo nhu cầu sử dụng. Application Menu: Thường là biểu tượng chữ "A" lớn ở góc trên bên trái, khi nhấp vào sẽ mở ra một menu chứa các tùy chọn quản lý tệp như New, Open, Save, Save As, Export và Print. Drawing Area: Khu vực chính để bạn vẽ và thiết kế. Command Line: Thường nằm ở phía dưới cùng của cửa sổ, Command Line là nơi bạn nhập các lệnh bằng bàn phím và AutoCAD sẽ hiển thị các thông báo hoặc yêu cầu tiếp theo. AutoCAD có nhiều lệnh tắt giúp bạn thao tác nhanh hơn. Status Bar: Nằm ở vị trí dưới cùng của cửa sổ ứng dụng, Status Bar hiển thị các cài đặt bản vẽ hiện tại và cung cấp các công cụ để bật/tắt các chế độ như Grid, Snap, Ortho và Object Snap. Model và Layout Tabs: Thường ở góc dưới bên trái, các tab này cho phép bạn chuyển đổi giữa không gian Model (nơi bạn vẽ) và các Layout (nơi bạn thiết lập bản vẽ để in). Crosshairs: 2 đường thẳng vuông góc với nhau trên màn hình làm việc. Bình thường khi mở file mới thì 2 đường thẳng này rất là ngắn, tuy nhiên người dùng nên tăng hết cỡ độ dài của nó, để khả năng căn gióng hình được thuận lợi hơn. Cursor: hình vuông nằm giữa 2 đường thẳng vuông góc trên. Dynamic input: giúp hiển thị bảng gợi ý các lệnh khi nhập lệnh, nhập thông số các hình vẽ được nhanh hơn. Việc làm quen với các thành phần này là bước đầu tiên quan trọng để sử dụng AutoCAD một cách hiệu quả. Tạo Bản Vẽ AutoCAD cung cấp nhiều lệnh để vẽ các hình dạng cơ bản. Đường Thẳng (Line): Để vẽ một đường thẳng, bạn có thể nhập lệnh LINE hoặc L vào Command Line và nhấn Enter. Sau đó, AutoCAD sẽ yêu cầu bạn chỉ định điểm bắt đầu và điểm kết thúc của đường thẳng bằng cách nhấp chuột vào Drawing Area hoặc nhập tọa độ. Nhấn Enter hoặc Spacebar để kết thúc lệnh. Hình Tròn (Circle): Để vẽ một hình tròn, nhập lệnh CIRCLE hoặc C và nhấn Enter. AutoCAD sẽ yêu cầu bạn chỉ định tâm của hình tròn bằng cách nhấp chuột hoặc nhập tọa độ. Sau đó, bạn sẽ cần chỉ định bán kính của hình tròn bằng cách kéo chuột ra hoặc nhập giá trị bán kính và nhấn Enter. Hình Chữ Nhật (Rectangle): Để vẽ một hình chữ nhật, nhập lệnh RECTANG hoặc REC và nhấn Enter. Bạn sẽ được yêu cầu chỉ định góc đầu tiên của hình chữ nhật bằng cách nhấp chuột hoặc nhập tọa độ. Sau đó, bạn chỉ định góc đối diện bằng cách nhấp chuột hoặc nhập tọa độ hoặc sử dụng Dynamic Input để nhập chiều dài và chiều rộng. Đường Đa Tuyến (Polyline - PL): Vẽ một chuỗi các đoạn thẳng hoặc cung liên tục được coi là một đối tượng duy nhất. Cung Tròn (Arc - A): Vẽ một phần của đường tròn bằng cách chỉ định các điểm khác nhau. Xóa (Erase - E): Xóa các đối tượng đã chọn khỏi bản vẽ. Polygon (đa giác): Lệnh tắt của Polygon là nhập POL => bấm phím cách để truy cập lệnh. Lúc này sẽ thấy thanh lệnh đang gợi ý là Enter Number of Sides (4) tức là đa giác mà bạn sắp tạo ra sẽ có 4 cạnh. Thay đổi số cạnh rồi bấm phím cách. Di Chuyển (Move - M): Di chuyển các đối tượng đã chọn đến một vị trí mới. Sao Chép (Copy - CO hoặc CP): Tạo một hoặc nhiều bản sao của các đối tượng đã chọn. Cắt Xén (Trim - TR): Cắt các phần của đối tượng vượt quá đường biên đã chọn. III. Tính năng nổi bật: Công cụ vẽ 2D, 3D hiệu quả, phổ biến Độ chính xác và hiệu quả cao Quản lý bản vẽ và dữ liệu tối ưu. Khả năng tùy biến và mở rộng với ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ tích hợp trong AutoCAD, cho phép người dùng tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và tạo các lệnh tùy chỉnh. Cộng tác và chia sẻ với mọi người cùng quản lý. IV. Tài liệu đọc thêm. Giới thiệu tổng quan về giao diện phần mềm Autocad Giáo Trình AutoCAD 2D Cơ Bản

19/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: SolidWorks
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: SolidWorks

I. Mục đích sử dụng. SolidWorks là một phần mềm CAD 3D (Computer-Aided Design) phổ biến, được phát triển bởi Dassault Systèmes. Nó được các kỹ sư và nhà thiết kế tin dùng để tạo ra các mô hình 3D chi tiết và chính xác cho nhiều ứng dụng khác nhau. II. Hướng dẫn sử dụng Cài đặt. Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm “https://www.solidworks.com/sw/support/downloads.htm” trên thanh tìm kiếm. Bước 2: Người dùng đăng nhập tài khoản của mình. Quá trình yêu cầu thông tin đăng nhập của tài khoản Subscription Service, 3DEXPERIENCE ID, hoặc số serial của SolidWorks. Bước 3: Người dùng chọn phiên bản muốn tải về. Bước 4: Sau khi tải về, người dùng chạy SolidWorksSeup.exe, tiến hành cài đặt trên máy. Giao diện cơ bản. Thanh Menu: Nằm ở vị trí trên cùng của cửa sổ ứng dụng, chứa các lệnh và công cụ thường dùng, bao gồm các menu File, Edit, View, Insert, Tools, Window và Help. CommandManager: Hiển thị các tab chức năng khác nhau (ví dụ: Features, Sketch, Surface, Weldments) và các công cụ liên quan đến tab đó. CommandManager thay đổi theo loại tài liệu đang được mở. FeatureManager Design Tree: Hiển thị lịch sử tạo mô hình. Nó liệt kê theo thứ tự các feature (tính năng) và sketch (hình phác) đã được sử dụng để tạo ra bản vẽ hiện tại. Người dùng có thể chọn, chỉnh sửa hoặc ẩn các feature và sketch từ FeatureManager Design Tree. Vùng đồ họa: Khu vực làm việc chính, chiếm phần lớn diện tích cửa sổ SolidWorks, nơi mô hình 3D được hiển thị và thao tác. Người dùng có thể xoay, thu phóng và di chuyển mô hình trong vùng đồ họa để xem xét từ các góc độ khác nhau. Task Pane: Thường nằm ở phía bên phải của cửa sổ SolidWorks, cung cấp quyền truy cập vào nhiều tài nguyên khác nhau, bao gồm thư viện các bộ phận tiêu chuẩn (Design Library), File Explorer, View Palette (trong môi trường Drawing) và các add-in khác Tạo bản phác họa 2D (sketch): điều cơ bản cho 1 mô hình 3D Tạo Sketch: Trong SolidWorks, có ba mặt phẳng cơ bản là Front Plane, Top Plane và Right Plane. Người dùng có thể chọn một trong các mặt phẳng này từ FeatureManager Design Tree hoặc chọn một bề mặt đã tồn tại trên mô hình và nhấp vào biểu tượng "Sketch" trên tab "Sketch" của CommandManager. Sử dụng các công cụ vẽ cơ bản: Tab "Sketch" sẽ hiển thị các công cụ vẽ 2D cơ bản như Line (đường thẳng), Circle (hình tròn), Arc (cung tròn), Rectangle (hình chữ nhật) và nhiều công cụ khác. Chọn công cụ và nhấp chuột để xác định các điểm cần thiết trên mặt phẳng sketch. Ví dụ, để vẽ một đường thẳng, nhấp chuột để đặt điểm đầu và nhấp chuột lần nữa để đặt điểm cuối. Công cụ Centerline (đường tâm) cũng rất hữu ích để tạo các trục tham chiếu cho các feature như Revolve. Thông số hình vẽ: Bên trái khu vực vẽ hình là tab thông số, người dùng có thể điều chỉnh thông số cụ thể như số cạnh đa giác, góc cong, … Ràng buộc hình học (Relations): Sau khi vẽ các đối tượng sketch, người dùng cần sử dụng các ràng buộc hình học (Relations) để xác định mối quan hệ giữa chúng. Các ràng buộc phổ biến bao gồm Coincident (trùng điểm), Vertical (thẳng đứng), Horizontal (nằm ngang), Tangent (tiếp tuyến) và Equal (bằng nhau). Việc áp dụng các ràng buộc này giúp xác định hình dạng và vị trí tương đối của các đối tượng trong sketch. Gán kích thước (Dimensions): Để xác định kích thước chính xác của các đối tượng sketch, người dùng sử dụng công cụ Smart Dimension. Chọn công cụ này và nhấp vào đối tượng cần gán kích thước (ví dụ: một đoạn thẳng để gán chiều dài, một đường tròn để gán đường kính). Sau đó, kéo chuột để đặt vị trí cho kích thước và nhập giá trị mong muốn. Việc ràng buộc kích thước đầy đủ cho một sketch là rất quan trọng để tạo ra các mô hình ổn định và dễ chỉnh sửa Sau khi vẽ phác thảo xong, nhấn Ctrl+Q, lưu bản vẽ dưới dạng Sketch 1. Tạo bản vẽ 3D Sau khi có một sketch, người dùng có thể sử dụng các features để tạo hình 3D từ sketch đó ở tab "Features" trên CommandManager Extruded Boss/Base: Đây là một trong những feature cơ bản nhất, được sử dụng để tạo một khối 3D bằng cách kéo dài một sketch theo một hướng vuông góc với mặt phẳng sketch. Người dùng có thể chỉ định hướng kéo dài (thường là một trong hai hướng vuông góc với mặt phẳng sketch) và độ dày của khối -B1: Đầu tiên ta gọi lệnh Extruded Boss/Bass trên thẻ Features -B2: Chọn lại Sketch 1 vừa vẽ -B3: Nhập chiều cao của khối cần thêm -B4: Chọn biên dạng khối cần tạo thêm trong ô select contour như ở bước 2 Extruded Cut: tương tự như Extruded Boss/Base, nhưng thay vì thêm vật liệu, nó lại loại bỏ vật liệu khỏi một khối 3D hiện có bằng cách kéo dài một sketch theo một hướng nhất định. Revolved Boss/Base: tạo ra một khối tròn xoay bằng cách xoay một sketch quanh một trục được xác định (thường là một đường Centerline trong sketch). Người dùng có thể chỉ định góc xoay (ví dụ: 360 độ cho một khối tròn đầy đủ). - B1: Xác định một đường biên 2D trên một mặt phẳng và một trục quay để xoay đường biên đó. - B2: Vào Sketch đã tạo và chọn lệnh Revolved Boss/Base trên vùng Command Manager. Hộp thoại Revolve sẽ xuất trong vùng Design Tree. - B3: thiết lập cho lệnh như sau:+ Axis of Revolution: chọn trục quay là một đường thẳng.+ Direction: chọn hướng quay cho biên dạng. Ta sẽ có các tùy chọn như Blind, Up to Vertex, Up to Surface, Offset from Surface, Mid Plane với cách dùng giống với lệnh Extruded Boss/Base.+ Selected Contours: Ta chọn đường biên để quay tạo thành biên dạng cho khối 3D. - B4: Sau khi đã hoàn tất , nháy chuột vào tick xanh trong hộp thoại Revolve hoặc bên trong vùng Window Graphic để kết thúc lệnh. Fillet: bo tròn các cạnh hoặc góc sắc của một khối 3D. Người dùng có thể chọn các cạnh hoặc mặt cần bo tròn và chỉ định bán kính của đường cong bo, thường được sử dụng để cải thiện tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. - B1: Ta nháy chuột vào lệnh Fillet, hộp thoại Fillet sẽ xuất hiện trong vùng FeatureManager Design Tree. - B2: Ta thiết lập cho lệnh như sau: Với Fillet Type:+ Constant Size Fillet: Tạo các cạnh bo tròn với cùng một bán kính trên nhiều cạnh khác nhau.+ Variable Size Fillet: Tạo các cạnh bo tròn với bán kính khác nhau trên mỗi cạnh.+ Face Fillet: Tạo các bo tròn trên các mặt của đối tượng.+ Full Round Fillet: Tạo các bo tròn đầy đủ trên các cạnh của một đối tượng. Với Items to Fillet: Ta sẽ chọn cạnh để bo tròn cho đối tượng. Với Fillet Parameters: Ta sẽ điều chỉnh bán kính bo tròn các cạnh. Ta cũng có Cac lựa chọn là Symmetric và Asymmetric.+ Symmetric: sẽ tạo ra cạnh bo góc với 2 cạnh bên có kích thước bằng nhau.+ Assymetric: sẽ tạo ra cạnh bo góc với 2 cạnh bên có kích thước khác nhau. Setback Parameters: Dùng để xác định vị trí bắt đầu của bo tròn trên mỗi cạnh. Bạn có thể nhập giá trị setback thủ công hoặc sử dụng thanh trượt để điều chỉnh nó. Partial Edge Parameters: Là một tùy chọn cho phép bạn xác định phạm vi cụ thể trên một cạnh để áp dụng bo tròn. Cho phép bạn chỉ định một phần của cạnh mà bạn muốn áp dụng bo tròn, thay vì áp dụng bo tròn trên toàn bộ cạnh. Fillet Options: Bo tròn cạnh với các tùy chọn như giữ lại các tính năng khác trên mô hình, chọn các cạnh và mặt thông qua mặt khác,… - B3: Sau khi hoàn tất các thiết lập, ta nháy chuột vào tick xanh trong hộp thoại hoặc trong Window Graphic để hoàn thành lệnh. Chamfer: Tương tự như Fillet, Chamfer tạo ra một mặt phẳng vát tại các cạnh hoặc góc của khối 3D thay vì một đường cong tròn. Người dùng có thể chỉ định khoảng cách vát và góc vát. - B1: Ta nháy chuột vào lệnh Chamfer, hộp thoại Chamfer sẽ xuất hiện trong vùng FeatureManager Design Tree. - B2: Ta thiết lập cho lệnh như sau: Với Chamfer Type:+ Angle Distance: Cho phép bạn xác định cạnh vát trên các cạnh dựa trên góc và khoảng cách được chỉ định.+ Distance Distance: Cho phép bạn xác định cạnh vát trên các cạnh dựa trên 2 khoảng cách của đường viền được chỉ định.+ Vertex: Cho phép bạn xác định cạnh vát là một đỉnh của đối tượng với 3 khoảng cách của các cạnh được chỉ định.+ Offset Face: Cho phép bạn xác định cạnh vát bằng cách tính điểm giao nhau của các mặt offset, sau đó tính pháp tuyến từ điểm đó đến từng mặt để tạo vát.+ Face Face: Cho phép bạn xác định cạnh vát bằng cách pha trộn các mặt không liền kề, không liên tục. Có thể tạo các mặt vát đối xứng, không đối xứng, đường giữ và độ rộng hợp âm. Với Items to Fillet: Ta sẽ chọn các cạnh để vát cho đối tượng. Với Fillet Parameters: Ta sẽ điều chỉnh kích thước vát các cạnh. Ta cũng có các lựa chọn là Symmetric và Asymmetric.+ Symmetric: sẽ tạo ra cạnh vát với 2 cạnh bên có kích thước bằng nhau.+ Assymetric: sẽ tạo ra cạnh vát với 2 cạnh bên có kích thước khác nhau. - B3: Sau khi hoàn tất các thiết lập, ta nháy chuột vào tick xanh trong hộp thoại hoặc trong Window Graphic để hoàn thành lệnh. Shell: tạo ra một lớp vỏ mỏng cho một khối 3D bằng cách loại bỏ vật liệu bên trong, để lại một độ dày thành nhất định. Người dùng có thể chọn các mặt cần mở của vỏ. - B1: Ta nháy chuột vào lệnh Shell, sau đó hộp thoại Shell sẽ xuất hiện trong vùng FeatureManager Design Tree - B2: Trong hộp thoại ta sẽ tiến hành thiết lập cho lệnh:+ Parameters: Trong thiết lập này ta sẽ lần lượt xác định bề dày cho khoảng rỗng và mặt phẳng mà bạn muốn tạo khoảng rỗng. Shell Outward sẽ là lựa chọn tạo thêm bề dày ngược với tạo khoảng rỗng.+ Multi Thickness Settings: Thiết lập này dùng để chọn một mặt phẳng khác tạo rỗng không cùng kích thước bề dày với khoảng rỗng đã tạo ở trong thiết lập Parameters. - B3: Sau khi hoàn tất các thiết lập, ta nháy chuột vào tick xanh trong hộp thoại hoặc trong vùng Window Graphic để kết thúc lệnh. Và đây là kết quả. III. Tính năng nổi bật: Vẽ mô hình 2D, 3D Cộng đồng người dùng đông đảo. Tạo bản vẽ kỹ thuật chuyên nghiệp. Dễ dàng chia sẻ, cộng tác quản lý tài liệu bằng nền tảng đám mây 3DEXPERIENCE. IV. Tài liệu đọc thêm. How to Install SOLIDWORKS Desktop Software A Beginner’s Guide to SOLIDWORKS - SolidXperts SolidWorks - Tutorial for Beginners in 13 MINUTES! Trang chủ | SSPACE Co., Ltd

12/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Origin
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: Origin

I. Giới thiệu Origin là phần mềm được lựa chọn để phân tích dữ liệu và vẽ đồ thị cho hơn một triệu nhà khoa học và kỹ sư trên toàn thế giới, bao gồm trong các ngành công nghiệp thương mại, giới học thuật và các phòng thí nghiệm của chính phủ. Phần mềm này có lịch sử phục vụ cộng đồng khoa học và kỹ thuật hơn 30 năm. Origin cung cấp giao diện dễ sử dụng cho người mới bắt đầu, kết hợp với khả năng tùy chỉnh nâng cao khi người dùng đã quen thuộc hơn với ứng dụng. Đồ thị và kết quả phân tích trong Origin có thể tự động cập nhật khi dữ liệu hoặc tham số thay đổi. Điều này cho phép người dùng tạo các mẫu (templates) cho các tác vụ lặp lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng loạt (batch operations) ngay từ giao diện người dùng, mà không cần lập trình. OriginPro là phiên bản nâng cao hơn, bổ sung các công cụ phân tích và Apps chuyên sâu cho Phân tích Peak (Peak Fitting), Khớp bề mặt (Surface Fitting), Thống kê (Statistics) và Xử lý tín hiệu (Signal Processing). Các tính năng chỉ có trong OriginPro được đánh dấu bằng biểu tượng PRO. Với hơn 100 loại đồ thị tích hợp sẵn và mở rộng, cùng khả năng tùy chỉnh các yếu tố bằng cách nhấn và chọn, Origin giúp người dùng dễ dàng tạo và tùy chỉnh các đồ thị đạt chất lượng xuất bản. Người dùng có thể thêm trục và panel bổ sung, thêm hoặc xóa đồ thị, v.v., để phù hợp với nhu cầu của mình. Vẽ các đồ thị theo lô với cấu trúc dữ liệu tương tự, hoặc lưu đồ thị đã tùy chỉnh dưới dạng mẫu đồ thị hoặc lưu các yếu tố tùy chỉnh dưới dạng chủ đề đồ thị để sử dụng trong tương lai. Từ trái qua phải : Biểu đồ 1 : Đây là biểu đồ hộp với các điểm trung bình được nối lại với nhau. Người dùng cũng có thể nối các điểm trung vị, điểm dữ liệu hoặc các phân vị khác bằng cách sử dụng các tùy chọn trong tab Connect Lines của hộp thoại Plot Details” Biểu đồ 2: Đây là một đồ thị bề mặt 3D sử dụng OpenGL với nhiều bề mặt được xếp chồng trong cùng một lớp đồ thị. Đồ thị đã được tùy chỉnh bằng cách gán kiểu hiển thị riêng biệt và độ lệch trục Z tùy chỉnh cho từng bề mặt. Một số bề mặt cũng được hiển thị ở dạng phẳng. Biểu đồ 3: Biểu đồ chấm mật độ (Density Dots) của 2 triệu điểm dữ liệu. Bản đồ màu (colormap) thể hiện mật độ dữ liệu được tính toán bằng một thuật toán nhanh. II. Các chức năng chính của Origin 1. Vẽ đồ thị (Graphing) Origin hỗ trợ hơn 100 loại đồ thị có sẵn và mở rộng. Người dùng có thể dễ dàng tạo và tùy chỉnh đồ thị chất lượng xuất bản thông qua thao tác nhấp chọn các yếu tố trực quan. a. Loại đồ thị Các loại phổ biến gồm: Scatter, Line, Column/Bar, Contour, Heatmap, Box Chart, Histogram và các đồ thị 3D. b. Tùy biến và mẫu đồ thị Tùy chỉnh các yếu tố như trục, bảng điều khiển, các ô (plot), hình dạng ký hiệu, màu sắc, độ rộng đường… Lưu cấu hình tùy chỉnh thành mẫu đồ thị hoặc chủ đề đồ thị (graph theme) để dùng lại sau. Hỗ trợ đa trục và đa bảng điều khiển (Multi-axis & Multi-panel), với các mẫu như: Double Y, Multiple-Y, 4-Panel. c. Tùy biến ô đồ thị theo dữ liệu (Plot Modifiers) Các thuộc tính như màu sắc, kích thước ký hiệu, kiểu đường… có thể liên kết với cột dữ liệu, giúp tạo đồ thị 3D–5D như biểu đồ bong bóng (bubble chart). d. Tùy biến trục (Axes) Hỗ trợ tỷ lệ tuyến tính, log10, nghịch đảo, và tỷ lệ tùy chỉnh. Cho phép tạo axis breaks và tùy chỉnh nhãn đánh dấu với nhiều định dạng. e. Chú thích và màu sắc Tạo chú thích (legend) tự động hoặc thủ công. Hỗ trợ thang màu đặc biệt cho các đồ thị như Bubble Chart hoặc Box Chart. f. Annotation Thêm văn bản (có hỗ trợ LaTeX), tiêu đề, hình vẽ, ảnh từ file/web, bảng biểu vào đồ thị. 2. Nhập liệu (Importing) Origin nổi bật với tốc độ xử lý dữ liệu lớn, nhanh hơn đáng kể so với Excel. a. Định dạng hỗ trợ Hơn 30 định dạng, bao gồm CSV, Excel, ASCII, JSON, HTML, MATLAB, Origin Project... b. Data Connectors Kết nối dữ liệu từ web, mạng nội bộ, đám mây hoặc cơ sở dữ liệu, giữ kết nối cập nhật theo thời gian thực. c. Làm việc với Excel Nhập file XLS/XLSX/XLSM không cần cài đặt Excel. Cho phép tùy chỉnh hàng tiêu đề, đơn vị, nhận xét… d. Nhập từ cơ sở dữ liệu Hỗ trợ Access, SQLite, SQL Server, Oracle, MySQL thông qua Database Connector. e. Số hóa đồ thị (Digitizer) Trích xuất dữ liệu từ ảnh đồ thị bằng hệ tọa độ Cartesian, Polar hoặc Ternary. 3. Thăm dò dữ liệu (Data Exploration) a. Zoom & Pan Phóng to/thu nhỏ vùng dữ liệu dễ dàng. b. Đọc điểm dữ liệu Sử dụng Data Reader hoặc Vertical Cursor để đọc tọa độ, chỉ số hàng và giá trị tương ứng. c. Trích xuất theo ROI Chọn vùng dữ liệu trực tiếp trên đồ thị và trích xuất ra trang tính, hỗ trợ nhiều hình ROI. d. Browser Graph Duyệt nhanh dữ liệu nhiều kênh hoặc nhiều cột. e. Slicer Lọc trực tiếp trên đồ thị mà không ảnh hưởng đến dữ liệu gốc. 4. Phân tích dữ liệu và thống kê (Data Analysis & Statistics) Origin và OriginPro cung cấp đầy đủ công cụ từ phân tích cơ bản đến nâng cao. a. Gadgets Phân tích dữ liệu trên đồ thị với các công cụ như: Statistics, FFT, Integration, Quick Peaks…OriginPro bổ sung: Cluster, 2D Integration, Rise Time, v.v. b. Thống kê mô tả Tính toán trên cột/hàng, kiểm định chuẩn độ (Normality Test). OriginPro thêm: Cross Tab, Distribution Fit, Outlier Test… c. Kiểm định Parametric Tests: t-Test, Variance, Ratio Non-parametric Tests: Wilcoxon, Mann-Whitney... d. ANOVA Origin hỗ trợ One-way và Two-way. OriginPro thêm: Repeated-Measures ANOVA, Three-way ANOVA. e. Phân tích đa biến OriginPro cung cấp PCA, K-Means, Hierarchical Cluster, PLS, Discriminant Analysis... f. Kiểm soát chất lượng OriginPro có SPC, MSA, Tolerance Interval, Design of Experiment (DOE). g. Phân tích chuỗi thời gian Các công cụ: Trend, Smooth, Correlation, ARIMA… 5. Khớp đường và bề mặt (Curve and Surface Fitting) a. Curve Fitting Hơn 200 hàm sẵn có Tự tạo hàm bằng Fitting Function Builder (hỗ trợ Python) Hỗ trợ khớp có trọng số và khớp hàm ẩn (ODR trong OriginPro) b. So sánh mô hình OriginPro có công cụ so sánh mô hình (Rank Models). c. Surface Fitting Khớp bề mặt 3D từ dữ liệu XYZ hoặc ma trận. Có thể tự định nghĩa hàm. 6. Phân tích Peak (Peak Analysis) a. Hiệu chỉnh đường nền Tùy chọn tự động/thủ công. b. Tích phân Peak Tính diện tích, FWHM, centroid… c. Tìm Peak Tự động hoặc thủ công với nhiều phương pháp như đạo hàm, Local Max… d. Peak Fitting Hơn 25 hàm, hỗ trợ giải chập peak. e. Phân tích hàng loạt Áp dụng cho nhiều tập dữ liệu theo batch hoặc dùng template. 7. Toán học (Mathematics) a. Tính toán cột và ô Sử dụng công thức như Excel với hơn 500 hàm tích hợp. b. Nội suy & Ngoại suy Hỗ trợ 1D–3D với Linear, Spline, Kriging... c. Vi phân & Tích phân OriginPro hỗ trợ tính diện tích và tích phân thể tích 2D. 8. Xử lý dữ liệu (Data Processing) a. Sắp xếp lại Gộp/tách trang tính, transpose, stack/unstack dữ liệu. b. Trích xuất & Giảm bớt Lọc dữ liệu theo điều kiện Pivot Table Tự động điền, giảm dữ liệu Lọc dữ liệu sẽ cập nhật liên kết trong đồ thị 9. RS và GIS Data Processing Hỗ trợ nhập và xử lý NetCDF, GeoTIFF, bao gồm: Trích xuất pixel Tính toán thống kê Trực quan hóa dữ liệu raster 10. Xuất và trình bày (Exporting & Presentation) a. Resize Graph Thay đổi kích thước trang đồ thị theo nhu cầu xuất bản. b. Export Xuất sang hơn 15 định dạng: SVG, EPS, PDF, TIFF, PNG... c. Nhúng và chia sẻ Copy/paste sang Word, PowerPoint Gửi đồ thị đến PowerPoint/Word qua Apps d. Tạo video Tạo video từ đồ thị bằng Video Builder. e. Tạo báo cáo Tạo báo cáo với đồ thị, kết quả phân tích, ảnh, bảng trong cửa sổ Notes hoặc Layout. Một số chức năng khác, bạn đọc tham khảo tại : https://www.originlab.com/index.aspx?go=Products/Origin#Exporting_and_Presentation III. Hướng dẫn sử dụng Về cách sử dụng Origin, bạn đọc tham khảo video hướng dẫn chi tiết từ OriginLab gồm 27 video: https://www.youtube.com/watch?v=_-FrRtsXcRo&list=PLAH66v11YrfCu07FDN_iaW14-jbDTLrqZ

12/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: EndNote
unknown

Tìm hiểu công cụ NCKH: EndNote

1. Tổng quan EndNote là một phần mềm quản lý tài liệu tham khảo (reference management software) được phát triển bởi Clarivate. Nó giúp người dùng thu thập, tổ chức, trích dẫn và chia sẻ tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu hoặc viết báo cáo khoa học. 2. Mục đích sử dụng - Thu thập: Tự động nhập thông tin tài liệu từ các cơ sở dữ liệu học thuật như PubMed, Web of Science, Google Scholar... - Tổ chức: Quản lý thư viện tài liệu cá nhân với các tính năng: gắn nhãn, phân nhóm, đánh dấu yêu thích. - Trích dẫn: Tích hợp với Microsoft Word, giúp tự động trích dẫn và tạo danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA, MLA, Chicago… - Chia sẻ: Hỗ trợ cộng tác nhóm với tính năng chia sẻ thư viện. 3. Tính năng 3.1. Tìm kiếm tích hợp - Tìm kiếm và nhập tài liệu từ các cơ sở dữ liệu và thư viện. - Thu thập metadata tương ứng 3.2. EndNote Manuscript Matcher - Hỗ trợ người dùng tìm kiếm tạp chí phù hợp nhất với bản thảo [1] - Hỗ trợ gửi bản thảo tới tạp chí đã chọn 3.3. Cite While You Write Add-in - Tích hợp với Word giúp người dùng trích dẫn tự động tài liệu theo đúng chuẩn định dạng [2] - Cung cấp nhiều định dạng trích dẫn phổ biến trên thế giới 3.4. Đồng bộ dữ liệu - Hỗ trợ đồng bộ dữ liệu người dùng thông qua hệ thống EndNote 3.5. Ngôn ngữ hỗ trợ - Giao diện chính tiếng Anh, có hỗ trợ Tiếng Việt - Hỗ trợ nhập và xử lý tài liệu tiếng Việt 3.6. Phiên bản - Website: EndNote Online (miễn phí, giới hạn chức năng) - Desktop app: EndNote 21 (đầy đủ, trả phí) 4. Hướng dẫn sử dụng - Được hướng dẫn chi tiết trên trang cùa nhà phát triển [3] - Có các bản hướng dẫn của các trường đại học [4] [5] 5. Đánh giá 5.1. Ưu điểm - Đồng bộ và sao lưu đám mây - Trích dẫn dễ dàng, nhanh chóng với nhiều chuẩn - Hỗ trợ nhóm, chia sẻ thư viện - Tự động hóa tìm kiếm và nhập liệu từ nhiều nguồn - Tương thích tốt nhất với Web of Science (cùng nhà phát triển) 5.2. Nhược điểm - Phiên bản miễn phí giới hạn dung lượng và tính năng, dùng online trên web - Bản trả phí có mức giá khá cao tùy phiên bản - Giao diện cũ, chưa tối ưu, cần học kĩ cách sử dụng 6. Nguồn [1]: https://support.clarivate.com/Endnote/s/article/EndNote-Manuscript-Matcher?language=en_US [2]: https://support.clarivate.com/Endnote/s/article/Cite-While-You-Write?language=en_US [3]: https://support.clarivate.com/Endnote/s/article/EndNote-Help-Guides-Getting-Started-Guides-and-Manuals?language=en_US [4] – Đại học RMIT: https://rmit.libguides.com/endnote [5] – Đại học UCL: https://library-guides.ucl.ac.uk/endnote [6]: https://www.youtube.com/watch?v=XpqGuIJbP2I

12/5/2025
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Zotero
unknown

Tìm hiểu công cụ NCKH: Zotero

1. Tổng quan Zotero là một phần mềm mã nguồn mở dùng để quản lý tài liệu tham khảo và thu thập, tổ chức, trích dẫn tài liệu học thuật. 2. Mục đích sử dụng - Thu thập tài liệu từ trình duyệt (tích hợp với Google Scholar, PubMed, CORE, DOAJ,…) - Lưu trữ, tổ chức tài liệu theo thư mục hoặc tag - Trích dẫn tài liệu trong hơn 10.000 kiểu trích dẫn (APA, MLA, Chicago,…) - Đồng bộ dữ liệu qua tài khoản Zotero 3. Tính năng 3.1. Tự động lưu thông tin tài liệu - Trong khi duyệt web, sử dụng plugin giúp dễ dàng lưu lại các tài liệu tham khảo 3.2. Quản lý tài liệu - Sắp xếp các tài liệu theo thư mục, tổ chức - Gắn nhãn (tag) tài liệu với các từ khóa hỗ trợ việc quản lý tài liệu 3.3. Định dạng kiểu trích dẫn - Cung cấp nhiều định dạng cho trích dẫn - Tích hợp với các phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến: MS Word, LibreOffice, GG Docs 3.4. Đồng bộ và hợp tác - Đồng bộ dữ liệu - Cấp quyền cho các cộng tác viên 3.5. Ngôn ngữ - Hơn 40 ngôn ngữ, có giao diện tiếng Việt 3.6. Phiên bản - Phần mềm mã nguồn mở - desktop app - Plugin cho trình duyệt - Website quản lý thư viện 4. Hướng dẫn sử dụng - Tải và cài đặt Zotero, tùy theo phiên bản và hệ điều hành - Cài đặt plugin cho web browser - Thêm tài liệu vào thư viện: nhập thủ công qua thư viện Zotero, hoặc them tự động bằng plugin của trình duyệt - Sắp xếp và quản lý tài liệu trực tiếp qua thư viện - Thêm trích dẫn bằng Zotero khi đang soạn thảo trên Word, Docs, LibreOffice 5. Đánh giá 5.1. Ưu điểm - Hoàn toàn miễn phí - Mã nguồn mở, đảm bảo tính an toàn - Tương thích tốt với hầu hết công cụ học thuật (Scholar, ResearchGate,…) - Cộng đồng sử dụng rộng và hỗ trợ mạnh - Đồng bộ hóa thư viện trên nhiều thiết bị 5.2. Nhược điểm - Các tính năng bị phân mảnh vào từng loại hình phần mềm (desktop app, browser plugin, website) - Hạn mức lưu trữ miễn phí giới hạn, ít - Không hỗ trợ tìm kiếm tài liệu như GG Scholar hay AA, chỉ hỗ trợ quản lý tài liệu 6. Nguồn [1] – Documentation: https://www.zotero.org/support/ [2] – Forum: https://forums.zotero.org/ [3] – Blog: https://www.zotero.org/blog/ [4] - Hướng dẫn sử dụng Zotero để trích dẫn tài liệu tham khảo | TS.BS. Vũ Duy Kiên: https://www.youtube.com/watch?v=VY-v5imFMLA

12/5/2025
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Elicit
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: Elicit

* Disclaimer: Công cụ có thể trích sai vị trí thông tin trong file. Không dùng để tìm hiểu kiến thức chuyên ngành. Công cụ gặp vấn đề trong việc đọc, viết lại công thức chuyên ngành. Đây là công cụ có hỗ trợ viết báo cáo nhưng chất lượng còn rất hạn chế, người dùng cân nhắc khi sử dụng. Mục đích sử dụng. Elicit là công cụ AI cho phép người dùng tương tác, trích xuất dữ liệu từ file PDF (.pdf) , tệp văn bản (.txt), … Không chỉ vậy, người dùng còn có thể tiếp cận đến nguồn tài liệu phong phú với hơn 125 triệu đầu báo, phục vụ mục đích nghiên cứu. Hướng dẫn sử dụng Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm “elicit.org” trên thanh tìm kiếm. Bước 2: Sau khi vào trang web, người dùng đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập bằng tài khoản Google / Github. Bước 3: Sau khi đăng nhập, người dùng có thể tiếp cận nguồn tài liệu thông qua các prompt. Với “Quick search”, người dùng đặt câu hỏi và trang web sẽ trả về các thông tin liên quan dựa trên nguồn tài liệu, bài báo. Các câu trả lời đều đính kèm với nguồn. Ví dụ: với câu hỏi “How do greenhouse gas emissions from industrial sectors correlate with observed increases in global mean temperature?”, các câu trả lời ở dưới đều có phần trích dẫn bài báo liên quan, tóm tắt bài báo và bạn có thể thêm các cột nội dung muốn trích xuất. Các bài báo ở đây đều đi kèm với link bài viết cụ thể phục vụ nhu cầu tìm hiểu thêm. Trang web cung cấp thêm các công cụ để nghiên cứu kỹ hơn các bài viết. Nhấn vào ô vuông đầu mỗi bài báo rồi nhấn “Add a new step”. Kết quả thu được Các công cụ để nghiên cứu 1 bài viết. Với “Research report”, người dùng có thể tạo nhanh 1 bài báo cáo nghiên cứu. Ví dụ, với câu hỏi:”How do greenhouse gas emissions from industrial sectors correlate with observed increases in global mean temperature?”, trang web sẽ trả ra kết quả như hình. Không chỉ cho ra bài báo cáo, bạn hoàn toàn có thể xem trang web đã dựa vào dữ liệu từ đâu, kết quả lấy dữ liệu như nào khi nhấn vào phần “Research report” góc trên bài báo cáo. Bước 4: Với người dùng muốn xử lý tài liệu của riêng mình. Chọn “Upload and extract” -> “Upload paper” -> chọn tệp muốn xử lý -> nhấn mũi tên tiếp tục. Khi này, trang web sẽ đọc và xử lý file của người dùng. Người dùng có thể chọn “Add columns” để thêm nội dung muốn tìm hiểu (tối đa 2 cột). Bước 5: Nếu muốn đặt các câu hỏi, người dùng mô tả dữ liệu câu hỏi mình liên quan -> tạo cột -> nhập câu hỏi -> nhấn “Save”. Công cụ sẽ tạo 1 cột giải đáp câu hỏi. Tính năng Có khả năng tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn, đa dạng. Cung cấp cho người dùng phiên bản dùng miễn phí. Cộng đồng người dùng đông đảo. Cung cấp cho người dùng câu trả lời vắn tắt về các câu hỏi liên quan đến nội dung tài liệu. Gợi ý sinh viên khoa trường nào có thể sử dụng. Đây là 1 công cụ tương đối khó dùng, phù hợp với tất cả các bạn sinh viên muốn tiếp cận nguồn tài liệu chuyên sâu, bắt đầu viết bài nghiên cứu, làm việc với tài liệu nặng. Với sinh viên muốn đọc - hiểu tài liệu, công cụ đưa ra các câu trả lời còn tương đối sơ sài, không khuyến khích sử dụng. Khuyến nghị: Phù hợp với các bạn sinh viên mới bắt đầu viết báo cáo, chưa biết bắt đầu từ đâu. Các bạn muốn tiếp cận nguồn tài liệu phong phú, đa dạng. Ví dụ. Với file global_warming, sau khi tải lên web, người dùng sẽ được đầu ra như hình: Chọn thêm các cột gợi ý hoặc thêm cột dựa trên câu hỏi người dùng (tối đa 2 cột 1 lúc)

5/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Google NotebookLM
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: Google NotebookLM

* Disclaimer: Công cụ không dùng để viết hộ báo cáo được. Công cụ có thể trích sai vị trí thông tin trong file. Không dùng để tìm hiểu kiến thức chuyên ngành. Công cụ gặp vấn đề trong việc đọc, viết lại công thức chuyên ngành. Mục đích sử dụng. Notebook LM là một công cụ AI hỗ trợ người dùng hiểu các nội dung phức tạp khi cung cấp một không gian để người dùng đọc, hiểu, trích xuất, tóm tắt nội dung các file dữ liệu như: PDF (.pdf), Word (.doc, .docx), PowerPoint (.pptx), Markdown(.md) và tệp văn bản (.txt), và làm việc song song các file với nhau. Khi tải file lên Notebook LM, người dùng vừa khám phá sâu hơn vào nội dung của tài liệu, vừa tóm tắt, cũng vừa biết thêm các câu hỏi hay liên quan nội dung, đồng thời kết nối với các tài liệu khác trong quá trình phân tích dữ liệu file. Hướng dẫn sử dụng Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm “notebooklm.google.com” trên thanh tìm kiếm. Bước 2: Sau khi vào trang web, người dùng đăng nhập bằng gmail của mình. Bước 3 (khuyến khích): Người dùng nên dành chút thời gian đọc giới thiệu về NotebookLM. Chọn tab “Introduction to NotebookLM”, ở đây cung cấp các thông tin cơ bản như: giới thiệu, tính năng chính, một số lỗi thường gặp, … Bưới 4: Người dùng nhấn “Tạo mới”, rồi chọn tệp mình muốn tải lên. Người dùng có thể tải lên từ thiết bị của mình, Google Drive, đường link dẫn đến tài liệu (trường hợp tài liệu trên web mình chưa tải về), video trên Youtube hoặc thậm chí là văn bản đang được copy (lưu trong Clipboard). Lưu ý, ở bản miễn phí, người dùng chỉ được phép làm việc với tối đa 50 đối tượng nên hãy cân nhắc chọn nguồn tài liệu phù hợp. Bước 5: Sau khi tải tài liệu: Ở tab “Nguồn”, công cụ hệ thống lại các file, video, văn bản bạn đã gửi lên. Mỗi tài liệu đều có một đoạn ngắn vắn tắt nội dung, các chủ đề chính của tài liệu và văn bản đầy đủ của tài liệu. Người dùng có thể thêm tài liệu, hoặc nhờ AI tìm kiếm thêm tài liệu liên quan bằng công cụ “Khám phá”. Ở tab “Cuộc trò chuyện”, người dùng có thể đặt câu hỏi, thảo luận các chủ đề, yêu cầu công cụ thực hiện prompt nào đấy. Công cụ cũng cung cấp cho người dùng các câu hỏi gợi ý để khai thác thêm nội dung tài liệu. Ở tab “Studio”, người dùng có thể tạo cuộc hội thoại giữa 1-2 người, thậm chí chính mình tham gia, thảo luận về tài liệu vừa tải lên. Đây là tính năng vô cùng hay và thiết thực, luyện kỹ năng nghe tiếng Anh cho sinh viên. Đồng thời, sinh viên có thể tạo các ghi chú do chính mình tự làm hoặc do AI làm về tài liệu. Các ghi chú này hoàn toàn có thể làm nguồn tài liệu để phân tích tiếp. Tính năng Là công cụ của Google nên nhanh chóng đồng bộ với hệ sinh thái ứng dụng của Google. Đăng nhập bằng Gmail nhanh chóng. Cung cấp hầu như đầy đủ chức năng ở bản miễn phí. Cung cấp cho người dùng câu trả lời nhanh gọn, đủ ý về các câu hỏi liên quan đến nội dung trong tài liệu. Hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ, chuyển đổi ngôn ngữ dễ dàng. Sử dụng mô hình AI mới, tối ưu (gemini 2.0). Làm việc được với nhiều file cùng lúc. Có tính năng tạo hội thoại để tóm tắt tài liệu, mới lạ và hữu ích cho việc luyện nghe tiếng Anh. Tạo mindmap tóm tắt tài liệu. Gợi ý sinh viên khoa trường nào có thể sử dụng. Đây là 1 công cụ mạnh, phù hợp với mọi sinh viên từ các ngành. Các bạn sinh viên muốn có một hệ sinh thái đồng bộ công cụ của Google. Khuyến nghị: Các bạn sinh viên có nhu cầu làm việc với tài liệu nặng, nhiều tài liệu cùng lúc, lâu dài; các bạn đang làm nghiên cứu, báo cáo. Ví dụ. Với file global_warming, sau khi tải lên web, người dùng sẽ được đầu ra như hình: Tại đây, công cụ tóm tắt sơ bộ nội dung file vừa tải và gợi ý 1 số tính năng hữu ích. “Thêm ghi chú”: người dùng tạo 1 ghi chú mới và lưu ở phần Studio “Tổng quan bằng âm thanh”: Công cụ tạo cuộc hội thoại tóm tắt tài liệu. Đây có thể là cuộc độc thoại hoặc hội thoại 2 người và người dùng hoàn toàn có thể tham gia vào. “Bản đồ tư duy”: Công cụ tạo mindmap đơn giản tóm tắt nội dung tài liệu. Ở ô chat, công cụ có gợi ý một số câu hỏi để khai thác nội dung tài liệu. Người dùng nhập các câu hỏi tương tự như khi hỏi ChatGPT hoặc chọn các câu hỏi gợi ý. Ví dụ:

5/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: ChatPDF
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: ChatPDF

* Disclaimer: Công cụ không dùng để viết hộ báo cáo được. Công cụ có thể trích sai vị trí thông tin trong file. Không dùng để tìm hiểu kiến thức chuyên ngành. Công cụ gặp vấn đề trong việc đọc, viết lại công thức chuyên ngành. Mục đích sử dụng. ChatPDF là công cụ AI cho phép người dùng tương tác, trích xuất dữ liệu từ file PDF (.pdf) cũng như các định dạng file khác như Word (.doc, .docx), PowerPoint (.pptx), Markdown(.md) và tệp văn bản (.txt). Chỉ cần tải file lên ChatPDF, người dùng dễ dàng có được bản tóm tắt ngắn gọn những ý chính của file mà mình không cần mất thời gian đọc cũng như có thể giúp người dùng trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung file. Hướng dẫn sử dụng Cách 1: Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm “chatpdf.com” trên thanh tìm kiếm. Bước 2: Sau khi vào trang web, người dùng có thể chọn tải file lên hoặc kéo thả file từ thiết bị của mình. Bước 3: Sau khi đợi 1 lúc, trang web sẽ trả cho người dùng kết quả tóm tắt sơ bộ và gợi ý cho ta một số câu hỏi hữu ích liên quan đến nội dung file. Người dùng có thể hỏi ChatPDF những câu hỏi liên quan đến nội dung file tương tự như khi dùng các công cụ AI khác như ChatGPT, Gemini, … Cách 2: Sau khi truy cập được trang web, người dùng có thể gán link url của file pdf mình muốn tóm tắt thay vì tải file từ thiết bị của mình: Tính năng Đây là công cụ dễ sử dụng, dễ truy cập, không yêu cầu người dùng tạo tài khoản vẫn có thể dùng được. Cung cấp cho người dùng phiên bản dùng miễn phí. Cung cấp cho người dùng câu trả lời nhanh gọn, đủ ý về các câu hỏi liên quan đến nội dung file pdf. Hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ, chuyển đổi ngôn ngữ dễ dàng. Có thể tóm tắt từng vùng văn bản riêng biệt. Sử dụng mô hình AI mới, tối ưu (gpt - 4o). Cung cấp người dùng công cụ chuyển đổi nội dung file sang PowerPoint. Cộng đồng người dùng đông đảo, được tin dùng bởi các trường Đại học lớn trên thế giới như: Yale, Harvard University, … Làm việc được với nhiều file cùng lúc. Gợi ý sinh viên khoa trường nào có thể sử dụng. Đây là 1 công cụ rất dễ sử dụng, phù hợp với tất cả các bạn sinh viên từ mọi ngành. Khuyến nghị: Chỉ dùng với file có lượng nội dung hạn chế, dung lượng thấp. Nếu người dùng muốn làm việc với những file dung lượng lớn, nhiều trang thì có thể cân nhắn lên bản Plus hoặc dùng các công cụ khác. Ví dụ: Với file global_warming, sau khi tải lên web, người dùng sẽ được đầu ra như hình: Tại đây, công cụ gợi ý cho ta 1 số tính năng và các câu hỏi gợi ý để khai thác thông tin văn bản. Với người dùng muốn tóm tắt văn bản, đơn giản chỉ cần nhấn vào lựa chọn “Summarize this article”. Nếu muốn khai thác nội dung khác của tài liệu, người dùng nhập prompt vào ô chat, tương tự cách đặt câu hỏi cho các công cụ AI như ChatGPT, Gemini, …:. Lưu ý, các số được ghi ở trên biểu thị vị trí nội dung trong file, nó có thể không đúng. Cuối cùng, ở góc trên ô trò chuyện, người dùng có thể tạo 1 file PowerPoint tóm tắt nội dung tài liệu bằng nút có ký tự P. Lưu ý, chất lượng file PowerPoint còn rất hạn chế, người dùng nên chỉ sử dụng nó để tham khảo. Kết quả thu được

5/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Anna's Archive
unknown

Tìm hiểu công cụ NCKH: Anna's Archive

1. Tổng quan Thư viện mở với các tài liệu, sách, báo, tạp chí. Mã nguồn Anna’s Archive mở. AA cũng lưu trữ dữ liệu từ SciHub và LibGen. 2. Mục đích sử dụng 2.1. Loại tài nguyên - Bài báo (article), sách (book), luận án (thesis), tạp chí, metadata 2.2. Đối tượng mục tiêu - Sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên đa ngành… 2.3. Lĩnh vực nổi bật - Đa ngành: Khoa học máy tính, Khoa học xã hội nhân văn, Khoa học tự nhiên 3. Tiêu chí đánh giá 3.1. Độ phủ dữ liệu, độ chính xác - 51,039,015 books, 98,551,629 papers (công bố tại trang chủ) - Ngoài ra còn có các tạp chí, tiểu thuyết, truyện tranh 3.2. Cập nhật và kiểm duyệt - Cập nhật không thường xuyên, theo các nguồn mà AA thu thập - Nguồn: Sci-Hub, LibGen, Z-Lib, DuXiu và nhiều kho lưu trữ khác - Kiểm duyệt: không 3.3. Ngôn ngữ hỗ trợ Tiếng Anh, Tiếng Việt (25+ ngôn ngữ) Có tài liệu tiếng Việt 3.4. Bộ lọc tìm kiếm Theo tiêu đề, tác giả, năm, mã ISBN/DOI, lĩnh vực, nguồn trích dẫn [2] Theo định dạng file Theo MD5 và các thông số kỹ thuật khác 3.5. Phiên bản Website 3.6. Khả năng tiếp cận tài nguyên - Gần như toàn bộ miễn phí - Cung cấp liên kết trực tiếp, mirror và torrent 4. Hướng dẫn sử dụng - Truy cập vào trang web Anna's Archive (không cần đăng nhập) - Sử dụng công cụ tìm kiếm cơ bản hoặc tìm kiếm nâng cao - Đối với sách và bài báo, có thể xem thông tin chi tiết như mô tả, bìa, kích thước file - Chọn tải xuống từ các nguồn cung cấp khác nhau - Nếu một liên kết không hoạt động, thử các liên kết thay thế 5. Đánh giá 5.1. Ưu điểm - Kho dữ liệu khổng lồ với nhiều loại nội dung - Không cần đăng ký tài khoản - Tính khả dụng của tài liệu cao với nhiều nguồn tải xuống thay thế - Hỗ trợ nhiều định dạng tệp (PDF, EPUB, MOBI, v.v.) - Tương thích với nhiều thiết bị đọc sách điện tử 5.2. Nhược điểm - Tính hợp pháp gây tranh cãi do vấn đề bản quyền - Chất lượng tài liệu không đồng đều - Metadata thường thiếu hoặc không chính xác - Không có hệ thống trích dẫn học thuật - Thiếu các tính năng xã hội như đánh giá hoặc bình luận - Khả năng truy cập có thể bị hạn chế ở một số quốc gia 6. Nguồn FAQ: https://annas-archive.org/faq

5/5/2025
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Google Scholar
unknown

Tìm hiểu công cụ NCKH: Google Scholar

1. Tổng quan Google Scholar là một web search engine của Google. Người dùng có thể tìm kiếm các bài báo, sách, luận án, abstract từ các nhà xuất bản học thuật, các đại học và từ các website. [1] 2. Mục đích sử dụng 2.1. Loại tài nguyên - Bài báo (article), sách (book), luận án (thesis) 2.2. Đối tượng mục tiêu - Sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên đa ngành 2.3. Lĩnh vực nổi bật - Đa ngành: Khoa học máy tính, Khoa học xã hội nhân văn, Khoa học tự nhiên 3. Tiêu chí đánh giá 3.1. Độ phủ dữ liệu, độ chính xác - Khoảng hơn 400 triệu tài liệu: Bài báo (60%), sách (20%), luận án (15%), báo cáo kỹ thuật (5%). KHMT (30%), giáo dục (25%), KHXHNV (20%) 3.2. Cập nhật và kiểm duyệt - Cập nhật tự động - Nguồn: tổng hợp từ các website trên Internet, các thư viện đại học, các NXB - Kiểm duyệt: không 3.3. Ngôn ngữ hỗ trợ Tiếng Anh, Tiếng Việt (20+ ngôn ngữ) Có tài liệu tiếng Việt 3.4. Bộ lọc tìm kiếm Theo tiêu đề, tác giả, năm, lĩnh vực, nguồn trích dẫn [2] 3.5. Phiên bản Website + mobile app 3.6. Khả năng tiếp cận tài nguyên - Khoảng hơn 50% miễn phí - Cung cấp liên kết tới các nhà cung cấp (Elsevier, Springer, IEEE…) 4. Hướng dẫn sử dụng - Đăng nhập tài khoản Google - Tìm kiếm tài liệu qua tiêu đề, tác giả, hoặc dùng tính năng Advanced search - Truy cập vào trang tài liệu. Với các tài liệu gắn nhãn [PDF], người dùng có thể tải bản PDF. Vào All versions, kiểm tra các nguồn cung cấp tài liệu (có thể là đường link tới website tài liệu tại các NXB hay của các thư viện đại học) 5. Đánh giá 5.1. Ưu điểm - Độ phủ lớn nhất - Tìm kiếm toàn văn hoặc được trích dẫn bởi người khác (Cited by) - Tích hợp chỉ số H-index 5.2. Nhược điểm - Tài liệu không được kiểm duyệt - Metadata chưa được chuẩn hóa - Thời gian cập nhật lâu 6. Nguồn [1]: https://scholar.google.com/intl//scholar/about.html [2]: https://scholar.google.com/intl/en/scholar/help.html#searching [3]: https://scholar.google.com/intl/en/scholar/help.html

5/5/2025
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Power BI
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: Power BI

1. Power BI là gì? 1.1. Khái niệm Được phát triển vào năm 2013, Power BI là công cụ phân tích và trực quan hoá dữ liệu nổi bật hàng đầu của Microsoft. Theo định nghĩa của tập đoàn “cha đẻ”, Power BI là một bộ tổng hợp các dịch vụ, ứng dụng và kết nối trong lĩnh vực phân tích dữ liệu giúp bạn kết nối và chuyển đổi dữ liệu từ các nguồn không liên quan – như bảng tính Excel hoặc một tập hợp các kho dữ liệu trên đám mây – thành một tổ hợp thông tin trực quan và dễ tương tác, đồng thời dễ dàng chia sẻ chúng với các đối tượng khác. Hiểu theo cách đơn giản hơn, Power BI được sử dụng để thu thập dữ liệu từ hàng trăm nguồn khác nhau như Excel, website, cơ sở dữ liệu, phương tiện truyền thông xã hội,… sau đó phân tích và thể hiện chúng dưới dạng các biểu đồ, trang báo cáo dữ liệu trực quan. Theo Gartner, Power BI được coi là công cụ phân tích dữ liệu tốt nhất thế giới. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Power BI? Càng ngày, doanh nghiệp càng cần phải làm việc nhiều hơn với dữ liệu (data). Dù quy mô doanh nghiệp của bạn là lớn hay nhỏ, dữ liệu luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và định hướng sự thành công. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng về công nghệ số đang bùng nổ, data được coi là một nguồn tài nguyên vô giá. Power BI là một trong các công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc phân tích và trực quan hoá dữ liệu thành các dashboard. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cao hiệu suất làm việc, mà còn ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu (data-driven), nâng cao vị thế trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. 1.2. Các ứng dụng thuộc Power BI Power BI bao gồm ba ứng dụng chính: Power BI Desktop: Là ứng dụng cho nền tảng Windows giúp bạn tạo và chỉnh sửa báo cáo, biểu đồ từ nhiều nguồn khác nhau. Power BI Service (hay còn gọi là Power BI Web): Là dịch vụ phân tích dữ liệu trực tuyến dạng SaaS (Software-as-a-Service), giúp bạn xuất báo cáo, chia sẻ, quản lý và tương tác với các dữ liệu trực tuyến. Power BI Mobile: Là các ứng dụng di động cho cả hệ điều hành Windows, iOS và Android, cho phép bạn xem và tương tác với các báo cáo Power BI trên điện thoại hoặc máy tính bảng mọi lúc, mọi nơi. 1.3. Các thành phần của Power BI Để hiểu và sử dụng Power BI hiệu quả nhất, bạn nên làm quen với 4 thành phần chính sau đây của Power BI: Power BI Query: Là công cụ tập hợp và liên kết các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tiền xử lý và chuyển đổi trước khi nhập vào báo cáo Power BI Pivot: Là công cụ chọn lọc và cắt giảm dữ liệu trong báo cáo Power BI trước đó để tạo ra các bảng tổng hợp, biểu đồ và báo cáo tương tác phù hợp Power BI Report Builder: Là công cụ độc lập để tạo báo cáo theo mẫu có định dạng sẵn để in hoặc chia sẻ trong Power BI Service Power BI Report Server: Là một máy chủ báo cáo tại chỗ cho phép xuất báo cáo Power BI từ Power BI Desktop và chia sẻ trong nội bộ. 2. Power BI sở hữu các tính năng vượt trội như thế nào? Mệnh danh là một trong những tổ hợp công cụ với đa nền tảng và có độ khả dụng cao, Power BI sở hữu nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng: 2.1. Kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn Power BI cho phép kết nối và truy xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả cơ sở dữ liệu trực tuyến và ngoại tuyến. Một số nguồn phổ biến thường dùng là bảng tính Excel, cơ sở dữ liệu đám mây Azure SQL Database, dịch vụ web Google Analytics,.. Nhờ việc tổng hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, bạn sẽ dễ dàng có được góc nhìn từ bao quát tới chi tiết về mọi khía cạnh của doanh nghiệp. 2.2. Làm sạch, chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu Trước khi đưa vào báo cáo phân tích, Power BI sẽ thực hiện làm sạch và chuyển đổi dữ liệu. Cụ thể, Power BI Query có khả năng thực hiện nhiều thao tác phức tạp như lọc dữ liệu, xóa thông tin trùng lặp, chuyển đổi định dạng, tạo bảng tính toán,… Nhờ đó, dữ liệu kết quả trả về sẽ có độ chính xác cao, đầy đủ và phù hợp để phân tích. 2.3. Trực quan hóa dữ liệu Sau khi được làm sạch, nếu các dữ liệu không được thể hiện ra một cách rõ ràng, dễ hiểu thì thực sự lãng phí. Tính năng khiến Power BI trở nên thân thiện và đa dụng trong nhiều doanh nghiệp chính là khả năng cung cấp nhiều loại biểu đồ và đồ thị trực quan, để hiển thị dữ liệu một cách đơn giản và dễ hiểu cho người dùng. Trên Power BI, bạn có thể nhanh chóng tạo ra các loại biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn cùng vô số loại biểu đồ khác để thể hiện xu hướng thay đổi, so sánh sự khác biệt,… của dữ liệu. 2.4. Phân tích dữ liệu theo thời gian thực Power BI có thể kết nối với các nguồn dữ liệu hỗ trợ truy vấn trực tiếp và cập nhật các báo cáo theo thời gian thực (real-time). Với các nguồn dữ liệu khác, Power BI cung cấp tính năng cập nhật dữ liệu tự động theo lịch trình. Bạn có thể thiết lập lịch “F5” dữ liệu định kỳ theo giờ, theo ngày hoặc bất kỳ chu kỳ nào mong muốn. Tính năng này đặc biệt hữu ích để theo dõi các chỉ số hiệu suất của doanh nghiệp, để đưa ra đánh giá chính xác, phát hiện những điểm bất thường và ra quyết định kịp thời dựa trên dữ liệu. 2.5. Trao đổi ngôn ngữ tự nhiên Power BI có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cho phép người dùng đặt câu hỏi về dữ liệu bằng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Với tính năng Q&A, bạn chỉ cần gõ câu hỏi, Power BI sẽ đưa ra câu trả lời hữu ích dựa trên dữ liệu trong báo cáo. Điều này giúp người dùng dễ dàng khám phá dữ liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện, không cần phải biết về các công cụ phức tạp hoặc ngôn ngữ truy vấn đặc biệt. 2.6. Hợp tác và chia sẻ Power BI tạo điều kiện cho việc hợp tác và chia sẻ dữ liệu. Bạn có thể xuất các báo cáo và dashboard của mình lên Power BI Service để chia sẻ chúng một cách an toàn với đồng nghiệp hoặc các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp. Power BI cũng hỗ trợ hợp tác thời gian thực, cho phép nhiều người dùng làm việc trên một báo cáo tại cùng một thời điểm, giúp dễ dàng hợp tác và đồng thuận về thông tin phân tích. 2.7. Truy cập trên thiết bị di động Thông qua Power BI Mobile trên thiết bị di động, bạn có thể dễ dàng truy cập vào các báo cáo và dashboard của mình để xem, tương tác và chia sẻ thông tin phân tích. Tính năng tiện lợi này giúp người dùng kết nối và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. 3. Hướng dẫn sử dụng Power BI 3.1. Bắt đầu sử dụng Power BI là một phần mềm được phát triển Microsoft, do vậy bạn cần sử dụng máy tính chạy Windows để có thể cài đặt ứng dụng Power BI Desktop. Sau khi cài đặt xong, bạn đăng nhập tài khoản của mình vào hệ thống Power BI Service. Đây là dịch vụ dựa trên mô hình điện toán đám mây, giúp bạn có thể lưu trữ và chia sẻ các báo cáo một cách dễ dàng. Chi tiết cách cài đặt, các bạn xem tại link dưới đây: https://unitrain.edu.vn/huong-dan-cai-dat-power-bi-desktop/ 3.2. Kết nối và xử lý dữ liệu Sau khi hoàn thành bước cài đặt Power BI Desktop, bạn có thể bắt đầu kết nối đến những nguồn dữ liệu khác nhau: bảng tính Excel đã lưu trữ sẵn, các cơ sở trên nền tảng điện toán đám mây hoặc on-premises. Từ đó, bạn có thể bắt đầu xử lý hoặc chuyển đổi dữ liệu bằng các thao tác như lọc, kết hợp, làm sạch,… tùy theo nhu cầu của báo cáo. 3.3. Xây dựng các biểu đồ và trang báo cáo Power BI Desktop sẽ cung cấp nhiều công cụ và tính năng giúp bạn trực quan hoá dữ liệu, tạo ra các biểu đồ theo dạng đường, cột,… Nhờ giao diện thân thiện cùng các tính năng dễ dùng, bạn có thể bắt đầu xây dựng những phần báo cáo đầu tiên tuỳ theo kiểu dữ liệu và bộ lọc thông tin khác nhau. 3.4. Chia sẻ báo cáo Sau khi hoàn thành bản báo cáo, bạn sẽ dùng tới Power BI Service để chia sẻ chúng cho những người khác. Những thao tác với file báo cáo như như tải file dưới dạng tệp PowerPoint, PDF, hoặc các định dạng ảnh đều được thực hiện dễ dàng. Hoặc nếu bạn chỉ muốn lưu trữ lại những bản báo cáo đó, Power BI Service cũng sẽ hỗ trợ bạn thông qua hệ thống lưu trữ đám mây, từ đó, bạn có thể phân quyền truy cập và chia sẻ báo cáo với những người liên quan trong tổ chức của mình.

5/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: Jupiter Notebook
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: Jupiter Notebook

1. Jupyter Notebook là gì? Jupyter là một thuật ngữ được ghép từ ba ngôn ngữ lập trình Julia, Python và R. Trước đây Jupyter Notebook có tên là IPython Notebook, đến năm 2014 tách ra khỏi IPython và đổi tên thành Jupyter Notebook. Jupyter Notebook là một nền tảng tính toán khoa học mã nguồn mở, bạn có thể sử dụng để tạo và chia sẻ các tài liệu có chứa code trực tiếp, phương trình, trực quan hóa dữ liệu và văn bản tường thuật. Jupyter Notebook được coi là môi trường điện toán tương tác đa ngôn ngữ, hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ lập trình cho người dùng. Với Jupyter Notebook, người dùng có thể đưa dữ liệu, code, hình ảnh, công thức, video,.. vào trong cùng một file, giúp cho việc trình bày trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể vừa trình chiếu vừa chạy code để tương tác trên đó. 2. Lợi ích của Jupyter Notebook Jupyter Notebook được viết bằng các ngôn ngữ như Python, R và Julia, nền tảng này hiện đang được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, Jupyter còn tạo ra tài liệu, trực quan hóa dữ liệu và lưu trữ chúng một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Một số lợi ích chính mà Jupyter Notebook đem lại : 2.1 Phân tích khám phá dữ liệu (Exploratory Data Analysis) Jupyter cho phép người dùng xem kết quả của code in-line (mã inline) mà không cần phụ thuộc vào các phần khác của code. Trong Notebook mọi ô của code có thể được kiểm tra bất cứ lúc nào, điều này đã giúp Jupyter trở nên khác biệt so với các IDE như Pycharm, VSCode. Việc Jupyter có thể xuất code in-line đã giúp ích rất nhiều trong quá trình phân tích khám phá dữ liệu (EDA). 2.2 Bộ đệm dễ dàng trong ô tích hợp Từng ô tự duy trì trạng thái hoạt động sẽ hơi khó, nhưng với Jupyter, công việc này sẽ được thực hiện tự động. Vì Jupyter lưu trữ kết quả hoạt động của mọi ô đang chạy, cho dù là code đang đào tạo mô hình machine learning hay code đang tải xuống gigabyte dữ liệu từ một máy chủ từ xa. 2.3 Độc lập ngôn ngữ Jupyter Notebook ở định dạng JSON, vì thế nó được biết đến là một nền tảng độc lập cũng như độc lập về ngôn ngữ. 2.4 Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualisation) Jupyter Notebook hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu và hiển thị thêm một số đồ họa và biểu đồ. Những điều này được tạo ra từ code với sự trợ giúp của các mô -đun như Matplotlib, Plotly hoặc Bokeh. Ngoài ra, Jupyter còn cho phép người dùng cùng chia sẻ code và bộ dữ liệu hoặc thay đổi tương tác với nhau. 2.5 Tương tác trực tiếp với code Jupyter Notebook sử dụng "ipywidgets" packages, cung cấp cho người dùng giao diện chuẩn nhằm khám phá sự tương tác trực tiếp với code và với dữ liệu. Người dùng có thể chỉnh sửa và chạy code, làm cho code của Jupyter non-static. Ngoài ra, nó còn cho phép người dùng kiểm soát nguồn đầu vào của code và phản hồi lại trực tiếp trên trình duyệt. 2.6 Các mẫu code tài liệu Jupyter giúp người dùng dễ dàng giải thích từng dòng code của họ với các phản hồi được đính kèm. Dù trong code đã có đầy đủ các chức năng nhưng người dùng vẫn có thể tăng thêm sự tương tác bằng các lời giải thích. 3. Hướng dẫn cài đặt Jupyter Notebook 3.1 Cài đặt Jupyter Notebook thông qua Anaconda ( Phổ biến nhất ) Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang web của Anaconda . Ở cột Windows, chọn phiên bản phù hợp (32bit hoặc 64bit) rồi tải xuống. (Như trong ảnh) Link download : https://www.anaconda.com/download/success Bước 2: Chương trình sẽ bắt đầu cài đặt, bạn hãy thực hiện theo chỉ dẫn trên màn hình để hoàn thành việc cài đặt. Việc cài đặt thường sẽ mất một vài phút, bạn có thể khởi chạy Jupyter Notebook sau khi quá trình cài đặt hoàn tất. Chi tiết về các bước cài đặt, bạn tham khảo link dưới đây: https://researchguides.uoregon.edu/library_workshops/install_anaconda Bước 3: Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn có thể khởi chạy Anaconda Navigator. Từ Navigator nhấp vào khởi chạy (Launch) trong tab Jupyter Notebook, sẽ được hiển thị bên dưới: Hoặc bạn có thể sử dụng phím tắt để bắt đầu khởi chạy Jupyter Notebook trực tiếp, theo ví dụ như hình bên dưới: 3.2 Các cách cài đặt khác Bạn đọc tham khảo ở 2 Link dưới đây : https://www.geeksforgeeks.org/install-jupyter-notebook-in-windows/ https://200lab.io/blog/jupyter-notebook-la-gi 4. Hướng dẫn sử dụng Jupyter Notebook cơ bản 4.1 Chạy Jupyter Notebook trên Server Sau khi cài đặt xong Jupyter Notebook trong các bước ở trên, chúng ta có thể bắt đầu chạy Jupyter bằng câu lệnh trong Terminal hoặc Command Prompt: Sau đó nhập lệnh Jupyter Notebook và chương trình sẽ khởi tạo một máy chủ cục bộ tại LocalHost: 8888 (hoặc một cổng được chỉ định khác). Ngay lập tức, trình duyệt sẽ bật ra với đường dẫn http://localhost:8888/tree như hình dưới đây: 4.2 Giao diện trên Jupyter Notebook Bạn đang ở trong giao diện Jupyter Notebook và bạn có thể thấy tất cả các tệp có trong thư mục của mình. Nếu bạn muốn xem một thư mục, bạn hãy tìm nó trong danh sách các tệp và nhấp vào nó để mở thư mục đó lên. Jupyter Notebook của bạn sẽ được mở trong tab mới. Nếu bạn quay lại dashboard, bạn sẽ thấy file mới Untitled.ipynb và một số văn bản màu xanh lá cây cho điều đó cho bạn biết là Jupyter Notebook của bạn đang chạy. 4.3 Làm việc với Notebook Nội dung tài liệu chứa các cell có nội dung là code hoặc markdown, đây là vùng chúng ta sẽ làm việc chính. Một notebook bao gồm nhiều cell (ô). Khi tạo mới một notebook, bạn luôn được tạo sẵn một cell rỗng đầu tiên. Có hai thuật ngữ mà bạn nên biết là Cell và Kernel: Kernel: là một "công cụ tính toán" thực thi code có trong Jupyter Notebook Cell: là chỗ chứa văn bản được hiển thị trong Jupyter Notebook hoặc code được thực hiện bởi Kernel của Jupyter Notebook. 4.3.1 Cell Có hai loại ô chính mà các bạn cần biết: Code cell chứa code sẽ được thực hiện trong kernel. Khi code chạy, Jupyter Notebook sẽ hiển thị đầu ra bên dưới code cell đã tạo ra nó. Markdown cell chứa văn bản được định dạng bằng cách sử dụng Markdown và hiển thị đầu ra của nó tại chỗ mà Markdown cell chạy. Cell đầu tiên trong Notebook mới luôn là code cell. Chúng ta sẽ cùng thử nghiệm bằng một ví dụ cổ điển sau: Nhập print('Hello World!') vào cell và nhấn nút Run trên thanh công cụ hoặc nhấn Ctrl + Enter. Chúng ta sẽ có kết quả trông như thế này: Khi chúng ta bắt đầu chạy cell, đầu ra của nó được hiển thị bên dưới và nhãn bên trái của nó sẽ thay đổi từ In [ ] thành In [1]. Đầu ra của code cell cũng tạo thành một phần tài liệu, đó là lý do tại sao bạn có thể thấy nó trong bài viết này. Bạn có thể thấy sự khác biệt giữa code cell và Markdown cell vì các code cell có nhãn (label) ở bên trái nhưng còn Markdown cell thì không có. In trong nhãn chỉ đơn giản là viết tắt cho "Input". Chạy lại cell và nhãn lúc này sẽ đổi thành [2], vì bây giờ cell đã chạy lần thứ hai trên kernel, điều này sẽ làm mọi thứ trở nên rõ ràng và hữu ích hơn. Từ thanh menu, nhấp vào Insert và chọn Insert Cell Below để tạo một code cell mới bên dưới: Đầu ra của một cell có thể xuất phát từ bất kỳ dữ liệu văn bản nào được thực hiện trong cell, nó có thể là một biến, lệnh gọi hàm. Ví dụ: 4.3.2 Kernel Khi có một code cell chạy, thì code đó sẽ được thực thi trong kernel. Trạng thái của kernel vẫn luôn tồn tại theo thời gian và giữa các cell - nó liên quan đến toàn bộ tài liệu. Có một số tùy chọn cực kỳ hữu ích từ menu kernel: Khởi động lại (Restart): Khởi động lại kernel nó sẽ xóa tất cả các biến đã được xác định. Khởi động lại và xóa đầu ra (Restart và Clear Output): Sẽ xóa đầu ra được hiển thị bên dưới các code cell của bạn. Khởi động lại và chạy tất cả (Restart & Run All): Sẽ chạy lại tất cả các cell của bạn theo thứ tự từ đầu đến cuối. Các chức năng khác, bạn đọc tìm hiểu thêm tại : https://www.geeksforgeeks.org/install-jupyter-notebook-in-windows/ https://200lab.io/blog/jupyter-notebook-la-gi

5/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Tìm hiểu công cụ NCKH: KiCAD
FILE

Tìm hiểu công cụ NCKH: KiCAD

I. Mục đích sử dụng KiCad là 1 phần mềm miễn phí cho việc thiết kế mạch điện tử. Nó phù hợp với thiết kế và mô phỏng phần cứng điện tử cho việc sản xuất mạch in PCB. II. Hướng dẫn sử dụng Cài đặt: Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm “kicad.org” trên thanh tìm kiếm. Bước 2: Sau khi vào trang web, nhấn “download” và chọn hệ điều hành thích hợp. Tạo project: Sau khi tải xong, người dùng mở KiCAD: Giao diện sau khi mở KiCAD Để tạo project mới, chọn File -> New Project -> chọn nơi lưu trữ. Thiết kế mạch nguyên lý (schematic) Sau khi tạo project mới, người dùng chọn file có đuôi .sch để thiết kế mạch nguyên lý. Giao diện sau khi mở file .sch Thanh bên phải để người dùng vẽ dây, vẽ thành phần mạch, đặt tên cho các nút mạch, … Thanh bên trái để người dùng cài đặt giao diện như: bật / tắt lưới, chọn đơn vị đo, chọn kiểu dây, … Bảng Properties: thông số linh kiện. Bảng Schematic Hierarchy: hệ thống các sơ đồ nguyên lý lồng nhau. * Ví dụ với sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp như ví dụ ở dưới, quy trình vẽ lại mạch trong KiCAD như sau: Ở thanh bên phải, người dùng chọn biểu tượng (hoặc nhấn nút tắt ‘a’) để mở bảng thư viện linh kiện: Nhập tên linh kiện muốn thêm vào, ở đây ta cần IC LM7805 nên sẽ nhập tên “LM7805” vào thanh tìm kiếm. Người dùng nên tìm kiếm linh kiện định sử dụng trên các web bán linh kiện điện tử trước để biết thông số rồi đối chiếu với thông số trên KiCAD xem đã phù hợp chưa: Sau khi tìm kiếm linh kiện phù hợp thì chọn OK rồi đặt linh kiện ở vị trí thích hợp trên sơ đồ nguyên lý: Làm tương tự với tụ điện, biến trở. Đây là các thành phần phổ biến nên không nhất thiết phải tìm thông số trước trên các web bán linh kiện: Thông thường, 1 linh kiện sẽ có 2 dòng, dòng trên là ký hiệu trong mạch, dòng dưới là giá trị. Nhấp đúp vào 1 dòng để chỉnh sửa thông tin. Sau khi làm xong, ta được sơ đồ nguyên lý: Sau khi vẽ xong, ở thanh ngang trên, người dùng gán thông số bản vẽ vào các linh kiện (assign footprint) bằng nút . Với mỗi linh kiện, chọn đúng thư viện bản vẽ cột trái (tụ điện chọn Capacitor_THT, điện trở chọn Resistor_THT, …) rồi chọn các bản vẽ phù hợp với nhu cầu ở cột phải. Người dùng có thể xem trước bản vẽ PCB và bản 3D của linh kiện khi nhấn chuột phải vào từng linh kiện. Bản 2D của linh kiện Bản 3D(nhấn nút để xem) Sau khi chọn xong thông số bản thiết kế, chọn “Apply, Save Schematic & Continue”, rồi chọn OK. Thiết kế mạch in (PCB Editor) Sau khi vẽ xong mạch nguyên lý, nhấn F8 hoặc Tools -> Update PCB from schematic để chuyển mạch nguyên lý sang mạch in: Người dùng tự sắp đặt vị trí thiết bị phù hợp, nên đặt các thiết bị gần nhau, tránh tốn diện tích, dây dẫn. Sau khi sắp xếp, người dùng nhấn để đi dây thiết bị. Ở mạch PCB đã có những đường mờ hướng dẫn người dùng nên nối dây giữa các nút nào. Chỉ cần theo chỉ dẫn là được. Trong trường hợp muốn thay đổi kích thước dây, chọn “Track -> Edit pre-defined sizes” rồi tự chọn độ rộng dây. Để vẽ đường bao mạch, chọn rồi vẽ. Để vẽ đường đi dây, chọn , mỗi lựa chọn là 1 lớp đường dây. Sau khi đi dây xong Ở mô hình 3D còn thiếu biến trở R2, để thêm mô hình 3D vào, người dùng có thể tải file 3D trên grabcad.com/library, người dùng nhập linh kiện cần tải mô hình về và download file .STEP. Sau khi tải file mô hình 3D, nhấn đúp vào biến trở trong mạch, vào tab 3D Models -> chọn đường dẫn file mô hình, nhấn OK III. Tính năng nổi bật: Vẽ sơ đồ nguyên lý (schematic) Thiết kế mạch in (PCB) Thư viện linh kiện phong phú Kiểm tra lỗi thiết kế Xem linh kiện 3D Xuất file sản xuất (định dạng Gerber). Mã Nguồn mở, miễn phí. IV. Tài liệu đọc thêm. Documentation | KiCad

5/5/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Visual Science - Havard Catalyst
unknown

Visual Science - Havard Catalyst

Trung tâm Writing and Communication thuộc Harvard Catalyst tự hào giới thiệu chuỗi bài viết Visual Science, một nguồn tài nguyên giá trị nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc truyền tải khoa học một cách trực quan và hiệu quả. Được thiết kế dành riêng cho cộng đồng nghiên cứu lâm sàng và chuyển giao, chuỗi bài này cung cấp các hướng dẫn chi tiết, ví dụ thực tiễn và công cụ hỗ trợ để biến những dữ liệu phức tạp thành hình ảnh minh họa rõ ràng, dễ hiểu. Từ việc thiết kế biểu đồ, bảng biểu đến tạo ra các bài thuyết trình hấp dẫn, Visual Science không chỉ nâng cao kỹ năng giao tiếp khoa học mà còn giúp các nhà nghiên cứu truyền đạt ý tưởng một cách thuyết phục tới nhiều đối tượng khác nhau. Đây là một phần trong nỗ lực của Harvard Catalyst nhằm trang bị cho các nhà khoa học những kỹ năng cần thiết để thúc đẩy nghiên cứu và lan tỏa tri thức tới cộng đồng. Bạn có thể truy cập tại đường dẫn này.

15/4/2025
Xem chi tiết
Xem chi tiết How to Write Your First Research Paper
FILE

How to Write Your First Research Paper

Việc viết bài nghiên cứu đầu tiên thường là thử thách lớn đối với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực khoa học. Để hỗ trợ quá trình này, bài viết "How to Write Your First Research Paper" của tác giả Elena D. Kallestinova, thuộc Trung tâm Viết lách Sau đại học, Đại học Yale, cung cấp một hướng dẫn chi tiết và thực tiễn. Bài báo trình bày bảy nguyên tắc cơ bản giúp người viết xây dựng bản thảo nghiên cứu có cấu trúc rõ ràng và nội dung toàn diện, sẵn sàng cho việc nộp đăng tạp chí. Đồng thời, tác giả đề xuất các chiến lược sửa đổi hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng bài viết. Tài liệu này không chỉ là một nguồn tham khảo hữu ích mà còn đóng vai trò như cẩm nang thiết yếu cho các nhà nghiên cứu mới, hỗ trợ họ từng bước chinh phục hành trình công bố khoa học. Bạn có thể truy cập tại đường dẫn này, hoặc tải về tập đính kèm bên dưới.

15/4/2025
Có thể tải
Xem chi tiết
Xem chi tiết Advanced Research Methods
unknown

Advanced Research Methods

Hướng dẫn Advanced Research Methods từ Thư viện UCLA là một tài liệu tham khảo quan trọng dành cho sinh viên bậc đại học năm cuối và sau đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhưng vẫn có thể được tham khảo với các chuyên ngành kỹ thuật. Được thiết kế để hỗ trợ quá trình nghiên cứu chuyên sâu, tài liệu này cung cấp các phương pháp và chiến lược nâng cao nhằm giúp người học phát triển kỹ năng nghiên cứu một cách hiệu quả. Từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề xuất nghiên cứu, đến viết bài báo khoa học và trình bày kết quả, hướng dẫn bao quát toàn bộ quy trình nghiên cứu với những lời khuyên thực tiễn và ví dụ minh họa cụ thể. Được biên soạn bởi các chuyên gia của Thư viện UCLA, tài liệu này không chỉ là công cụ hỗ trợ học thuật mà còn là cầu nối giúp sinh viên tiếp cận các nguồn lực phong phú của thư viện, từ đó nâng cao chất lượng nghiên cứu và đóng góp vào cộng đồng học thuật. Bạn có thể truy cập hướng dẫn bằng đường dẫn này

15/4/2025
Xem chi tiết

Ưu đãi thành viên

Trở thành thành viên để truy cập toàn bộ kho tài nguyên, nhận thông báo cập nhật mới và tham gia cộng đồng nghiên cứu.

Tải không giới hạn

Download tất cả tài liệu mà không có ràng buộc

Nội dung độc quyền

Truy cập tài liệu cao cấp và nghiên cứu mới nhất

Cộng đồng hỗ trợ

Tham gia thảo luận và nhận hỗ trợ từ chuyên gia